Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Cây bút trẻ 'buốt ruột' khi nói về nhuận bút
Với các cây bút trẻ, ý tưởng ‘nhuận bút 10 triệu đồng một truyện ngắn’ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng vẫn rất xa vời. Họ được gọi là nhà văn, nhà thơ nhưng hầu hết đều coi văn thơ như nghề tay trái, dù vẫn là niềm đam mê lớn nhất.

 


Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng nói trong khai mạc Hội nghị văn trẻ 8 ở Tuyên Quang: “Tôi yêu cầu báo Văn Nghệ hãy trả 10 triệu đồng một truyện ngắn”. Câu nói nhận được tràng vỗ tay vang dội khán phòng. Ông phân tích thêm: “Tôi thông cảm với lớp nhà văn trẻ bây giờ khi tiền nhuận bút bây giờ không đủ mua xe Honda, trong khi viết báo thì mau có tiền hơn. Viết văn mà không tập trung là thua. Viết thì phải lúc ăn cũng nghĩ, lúc ngủ cũng nghĩ, may ra mới viết hay được”.


 


Mặc dù vậy, chính nhà văn cao tuổi cũng thừa nhận: “Điều này tôi nói vô tai thì vô thật nhưng khó thành hiện thực lắm”.


 


Hội nghị viết văn trẻ lần 8 có khoảng 20 đại biểu là phóng viên, nhà báo hoặc đang cộng tác thường xuyên với các báo và tạp chí, như nhà thơ Đỗ Doãn Phương (báo Thể Thao Văn Hóa), nhà văn Nguyễn Xuân Thủy (báo Văn Nghệ Quân Đội), nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim (báo Văn Nghệ Công An), nhà thơ Trần Vũ Long (báo Văn Nghệ), nhà thơ Lê Thùy Vân (tạp chí Duyên Dáng Việt Nam)…


 











Nhà thơ Trần Vũ Long và nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim đều là những người làm báo.

 


Ngoài ra, các cây bút trẻ còn đến từ nhiều ngành nghề đa dạng, trong đó có những ngành nghề rất xa lạ với văn học. Chẳng hạn, nhà thơ Hoa Nip đang làm trong ngành quảng cáo, trước đây từng học công nghệ thông tin và nhiều chuyên ngành tự nhiên. Miên Di, tác giả Tân Dế Mèn phiêu lưu ký , làm nghề kinh doanh, chủ một quán rượu ở Gia Lai. Hai nhà thơ Lê Vi Thùy, Ngô Thị Thanh Vân và nhà văn Văn Thành Lê là giáo viên. Nhà văn Trương Anh Quốc là kỹ sư tàu biển, làm cho một công ty vận tải.


 


Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim chia sẻ với eVan: “Viết văn thì còn được nhuận bút, nhưng với thơ, nếu muốn ra một cuốn sách, chính nhà thơ phải bỏ tiền in. Điều này là cả một nỗ lực lớn lao đối với nhiều người. Với bản thân tôi, số tiền hơn 10 triệu đồng để in một tập thơ cũng không quá khó khăn nhưng điều quan trọng là tác phẩm in ra có giá trị như thế nào”.


 


Thiên Kim quê Nghệ An, hiện sống ở Hà Nội, làm ở báo Văn Nghệ Công An từ năm 1999. Đến nay, chị đã có 3 tập thơ và một tập ký chân dung. Mặc dù vậy, thu nhập chính của chị là lương và nhuận bút viết báo. “Mỗi tuần viết hai bài 2.000 chữ trên báo là tạm ổn”, chị nói. Tại hội nghị này, Thiên Kim cũng là phóng viên tác nghiệp cho tờ báo của mình. Thiên Kim phát biểu thẳng thắn: “Văn chương chẳng nuôi sống được ai”.


 











Lê Vi Thùy (phải) là cô giáo, còn Trương Hồng Tú (đứng cạnh) vừa "đầu quân" về báo điện tử Tuanvietnam.

 


Đó cũng là suy nghĩ được nhiều cây viết trẻ đồng tình. Nhà thơ Lê Vi Thùy (Pleiku) cho biết thu nhập chính của cô là đồng lương giáo viên cấp hai, dù cũng không cao lắm. Cô vẫn thường viết thơ và phê bình cho một tờ báo. Vi Thùy nói với eVan: “Bài thơ có nhuận bút cao nhất của tôi là 300.000 đồng, thông thường 100.000 đồng, cũng chỉ là một khoản kiếm thêm thôi. Ngoài ra tôi còn phải làm nhiều công việc khác mới sống được”. Cô cho biết chỉ có thể viết vào ban đêm, khi không bận bịu công việc thường ngày, dù ý tưởng và câu chữ lúc nào cũng ở trong đầu. “Cái chính là con chữ nó vật mình, không viết ra thì không chịu được”, Thùy tâm sự.


 


Trong số các nhà thơ trẻ, chỉ có Vi Thùy Linh luôn mạnh miệng bày tỏ mong muốn “làm thơ bán được”. Đến dự hội nghị, cô mang theo vài quyển thơ mới nhất của mình Phim đôi - Tình tư châm  để rao bán cho đồng nghiệp. “Độc giả đòi hỏi chúng ta quá nhiều nhưng đã bao giờ chúng ta nghĩ mình có quyền đòi hỏi lại?”, cô phát biểu gay gắt trong buổi khai mạc hội nghị  hôm 9/9. “Đã bao giờ mỗi người trong chúng ta tự hỏi mình viết thì mình được gì. Có những ca sĩ hát mỗi đêm kiếm hai, ba chục triệu là chuyện bình thường, trong khi chúng ta làm xong một tập thơ thì cũng phải bạc mặt, long tóc gáy lên để đi xin tài trợ”.


 











Vi Thùy Linh có nhiều phát biểu gay gắt về quyền lợi của nhà văn, nhà thơ.

 


“Có người hỏi tôi ‘Vi Thùy Linh đi bán thơ có thấy xấu hổ không?’, tôi xin trả lời là không. Chờ cơ chế thay đổi thì lâu lắm”, nhà thơ nữ nói. Mặc dù vậy, Vi Thùy Linh từng kể, chị in mỗi tập thơ vài nghìn bản, toàn mang đi bán trực tiếp cho người quen. Tập Phim đôi - Tình tự chậm in công phu, đắt tiền nhưng không lên kệ sách mà hầu hết bán theo hình thức này nên số lượng tiêu thụ không phải là lớn.


 


Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy, biên tập viên tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, chia sẻ góc nhìn của người trong cuộc với cả hai lĩnh vực. “Tôi làm xuất bản, mỗi lần nhắc đến nhuận bút là cảm thấy... buốt ruột, thương cộng tác viên vô cùng. Nhuận bút cho mỗi cuốn sách chỉ vài triệu đồng, ai lấy một, hai trăm cuốn sách tặng anh em bạn bè thì dù có được trừ phí phát hành cũng coi như đi tong nhuận bút. Chỉ một số người tên tuổi được cho là nóng thì nhuận bút mới tàm tạm. Nếu ai tuyên bố sống được, sống khỏe chỉ bằng nghề viết thì tôi phục lắm”.


 


Mặc dù vậy, Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, văn chương nuôi người viết hay không là còn tùy vào quan niệm của bản thân người viết. Có nhà văn kiếm được rất nhiều tiền từ viết sách nhưng vẫn không nghĩ đó gọi là “nuôi sống được”, trong khi một nhà văn khác kiếm được ít hơn nhưng lại cho rằng mình có thể sống nhờ nghề.


 


Ảnh: Pham Mi Ly

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Đồng Đức Bốn: Chuyện phố, chuyện quê (19-09-2011)
    Văn học Hàn trỗi dậy từ ‘Please Look After Mom’ (17-07-2011)
    FBI có trách nhiệm trong vụ tự tử của Hemingway (14-07-2011)
    Đôi Mắt Người Sơn Tây – nàng là ai ? (11-07-2011)
    Nhà văn Colm Tóibín: 'Kiếp khác tôi muốn là nữ ca sĩ' (02-07-2011)
    Nhà thơ Giang Nam: Vật đổi sao dời vẫn vẹn tình 'Quê hương' (26-06-2011)
    Nguyễn Quang Thân - Người lữ hành bền bỉ (06-06-2011)
    Nước tôi xưa có vua Hùng (01-06-2011)
    VS Naipaul chấm dứt thù hằn với Paul Theroux  (01-06-2011)
    "Tổ quốc nhìn từ biển"  (31-05-2011)
    Quan chức Mỹ tới thăm Triều Tiên (24-05-2011)
    Tranh cãi vì Philip Roth đoạt giải Man Booker (19-05-2011)
    Ngôi trường của Totto-chan và giá trị sau 30 năm (17-05-2011)
    Nhà văn hội tụ tại Diễn đàn Văn học Seoul (16-05-2011)
    Những lá thư Tagore gửi hai người phụ nữ (12-05-2011)
    Tom Welling tạm biệt vai diễn Clark Kent (06-05-2011)
    Shin Kyung Sook - nhà văn Hàn trở thành 'sao' ở Mỹ (04-05-2011)
    Nhà lưu niệm Kim Lân - một cõi riêng giản dị (02-05-2011)
    Nguyễn Văn Thọ: ‘Đừng viết chỉ để thể hiện bản thân’ (24-04-2011)
    Tọa đàm về thơ Hoàng Cầm (21-04-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152861183.